Thứ 5, 13/03/2025
Lê Thế Chung
234
13/03/2025, Lê Thế Chung
234
Lạm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của lạm phát đến nền kinh tế sẽ như thế nào? Hãy cùng Kế Toán Nhân Kiệt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Lạm phát (Inflation) là hiện tượng giá cả và hàng hóa tăng lên theo thời gian, làm giảm sức mua của đồng tiền. Nói cách khác, khi lạm phát xảy ra, cùng một số tiền nhưng mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây. Lạm phát được đo lường bởi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất (PPI).
Ở điều kiện bình thường tại một quốc gia nào đó, một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hóa nhưng khi lạm phát xảy ra một đơn vị tiền không còn mua được một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền.
Xem thêm thông tin dịch vụ kế toán trọn gói tại Kế Toán Nhân Kiệt
Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, mua một bát bún bò với giá 40.000 Vnđ, nhưng khi xảy ra lạm phát người ta phải trả 50.000 Vnđ để mua một bát bún bò tương tự. Như vậy, người tiêu dùng đã phải chi trả nhiều hơn để mua một loại hàng hóa. Nếu nhiều loại hàng hóa đều tăng như vậy thì sẽ kéo lạm phát tăng lên.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến lạm phát như:
- Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát do nhu cầu của người tiêu dùng về một loại hàng hóa tăng đột biến làm giá cả của mặt hàng đó tăng lên. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là lạm phát do cầu kéo.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Lạm phát cũng có thể xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên vật liệu, máy móc, thuế, … tăng. Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.
Xem thêm thông tin cách phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu
- Lạm phát xảy ra do nhập khẩu: Giá cả loại hàng hóa nhập khẩu thường tăng do chi phí thuế tăng hoặc thị trường thế giới tăng, từ đó giá bán hàng hóa sẽ có mức bán giá tăng cao.
- Lạm phát xảy ra do cầu thay đổi: Mối quan hệ giữa cầu và cung thay đổi dẫn đến tình trạng nhà cung ứng độc quyền cung cấp một loại hàng hóa nào đó cùng mức chính sách giá không ổn định và tăng giá liên tục.
- Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Lạm phát có 3 mức độ
Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ dưới 10%/năm
Đây là lạm phát an toàn, không ảnh hưởng đến kinh tế cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân. Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Vậy nên khi lạm phát ở mức này thì nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro với cuộc sống của người dân.
Lạm phát phi mã: Tỷ lệ 10% đến dưới 1000%/ năm
Đây là mức độ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, tỷ lệ càng lớn càng ảnh hưởng nhiều. Cụ thể, giá cả tăng lên nhanh chóng và bất thường, dẫn tới sự biến động mạnh của nền kinh tế.
Khi xảy ra lạm phát phi mã, người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua vàng bạc, kinh doanh bất động sản vì lo sợ giá tăng.
Siêu lạm phát: Tỷ lệ trên 1000%/năm
Với mức độ lạm phát tăng cao hơn nhiều so với mức độ lạm phát phi mã, siêu lạm phát gây ra 1 cơn khủng hoảng tới nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Giá thị trường đột biến và đồng tiền bị phá giá, khó có thể phục hồi về tình trạng ban đầu. Siêu lạm phát là tên gọi chung cho tình trạng khi giá thị trường tăng hơn 50% mỗi tháng trong một tháng. Mức tăng của tình trạng siêu lạm phát có thể tính theo ngày và mỗi ngày tăng từ 5 đến 10%.
Xem thêm thông tin dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Kế Toán Nhân Kiệt
Có nhiều chỉ số đo lường mức độ lạm phát trong một nền kinh tế. Hai chỉ số phổ biến nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI). CPI đo lường sự thay đổi của giá cả hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua, trong khí đó PPI đo lường sự thay đổi của giá cả các mặt hàng nguyên liệu và hàng hóa sản xuất.
CPI – chỉ số giá tiêu dùng. Đây là một chỉ số quan trong để đo lường mức độ lạm phát của một quốc gia. CPI tính toán sự thay đổi của giá cả hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua hàng ngày. CPI được sử dụng để theo dõi sự biến động của giá cả và đánh giá mức độ ảnh hưởng của lạm phát đến cuộc sống của người dân.
Công thức đo lường lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu ) x 100
PPI – chỉ số giá sản xuất. Đây là chỉ số quan trọng đo lường sự thay đổi của giá cả các mặt hàng nguyên liệu và hàng hóa sản xuất. PPI được sử dụng để theo dõi biến động của giá cả trong quá trình sản xuất và đánh giá mức độ ảnh hưởng của lạm phát đến doanh nghiệp và ngành công nghiệp.
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế, lạm phát cũng có những tác động tích cực đến nền kinh tế của một quốc gia.
- Thúc đẩy sự tiêu thụ: Khi lạm phát xảy ra, nhiều người tiêu dùng có xu hướng mua hàng hóa dịch vụ ngay bây giờ trước khi giá cả tăng cao hơn, thúc đẩy sự tiêu thụ và kích thích nền kinh tế.
- Tăng cung ứng: Lạm phát có thể kích thích doanh nghiệp sản xuất thêm hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầy ngày càng cao từ người tiêu dùng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nợ nần: Khi lạm phát xảy ra, giá trị của tiền giảm, làm cho việc trả nợ trở nên dễ dàng hơn.
- Với cá nhân, tổ chức có tài sản hữu hình như bất động sản hoặc tài sản dự trữ khác, được định giá bằng đồng nội tệ thì lạm phát có thể làm tăng giá tài sản của họ lên, họ có thể bán chúng với giá cao hơn.
- Về phí nhà nước và chính phủ: có thêm khả năng để lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư ở những mảng kém ưu tiên bằng cách mở rộng tín dụng, phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định.
- Ảnh hưởng tới lãi suất: Tác động đầu tiên của lạm phát là lãi suất, nếu muốn lãi suất ở mức độ ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tý lệ lạm phát, do lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trong là suy thoái nền kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
- Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế: Khi lạm phát tăng, thu nhập danh nghĩa không đổi thì thu nhập thực tế của người lao động giảm. Lạm phát không chỉ làm mất đi giá trị thật của những tài sản không có lãi mà còn làm hao mòn giá trị của tài sản có lãi. Do chính sách thuế của Nhà nước dựa trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa nên các khoản lãi và lợi nhuận cũng giảm sút, từ đó thu nhập giảm.
- Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập: Lạm phát tăng thì giá trị đồng tiền giảm, người vay vốn sẽ có lợi do vậy nhu cầu vay vốn tăng dẫn đến lãi suất tăng cao. Giai cấp tư bản sẽ có xu hướng dùng tiền để mua tài sản hàng hóa nhằm mục đích đầu cơ, dẫn đến tình trạng mất cân đối quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường khiến giá cả ngày càng tăng.
- Ảnh hưởng đến nợ quốc gia: Chính phủ sẽ được lợi do đánh thuế thu nhập của người dân khi lạm phát gia tăng, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ lớn hơn. Do tỷ giá hối đoái tăng và đồng nội tệ bị mất giá nhanh hơn ngoại tệ.
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế tất yếu, có thể mang lại cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Hiểu rõ nguyên nhân, tác động của lạm phát và có chiến lược thích ứng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững trong môi trường kinh tế biến động.
Hãy liên hệ ngay với Kế Toán Nhân Kiệt theo thông tin bên dưới hoặc kéo xuống đến cuối trang điền thông tin vào “ĐĂNG KÝ TƯ VẤN” để được tư vấn về thành lập doanh nghiệp, tư vấn luật, dịch vụ kế toán,…
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN NHÂN KIỆT
Mã số thuế: 0313102419
Địa chỉ: 23 Đường Số 4, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Điện thoại: 0903 269 239 – 0976 531 567
Email: ketoannhankiet@gmail.com
Website: ketoannhankiet.com