Các loại thuế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh

Thứ 4, 29/05/2024

Lê Thế Chung

458

29/05/2024, Lê Thế Chung

458

Trong quá trình hoạt động, thuế là khoản nộp ngân sách nhà nước mà bắt buộc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp theo quy định luật thuế. Vậy có những loại thuế nào? Hãy cùng Nhân Kiệt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thuế môn bài

1.1 Khái niệm

Thuế môn bài (lệ phí môn bài) là loại thuế trực thu mà doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải đóng hằng năm khi bắt đầu hoạt động kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ hoặc dựa trên doanh thu.

 

 

1.2 Đối tượng nộp

Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế môn bài trừ trường hợp doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian 3 năm tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

1.3 Mức thu lệ phí môn bài năm 2024

Căn cứ theo Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 4, Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức nộp lệ phí môn bài như sau:

- Đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh:

+ Thuế bậc 1: Tổ chức có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 03 triệu đồng/ năm.

+ Thuế bậc 2: Tổ chức có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 02 triệu đồng/ năm.

+ Thuế bậc 3: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 01 triệu đồng/ năm.

- Đối với hộ kinh doanh:

+ Thuế bậc 1: Doanh thu trên 500 triệu đồng/ năm: 01 triệu đồng/ năm.

+ Thuế bậc 2: Doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng/ năm: 500.000 đồng/ năm.

+ Thuế bậc 3: Doanh thu từ 100 – 300 triệu đồng/ năm: 300.000 đồng/ năm.

1.4 Thời hạn nộp thuế môn bài

Thời hạn nộp thuế môn bài trễ nhất là 30/01 hàng năm. Nếu doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang sau khi hết thời gian được miễn thuế môn bài thì nộp như sau:

- Nếu kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong 06 tháng đầu năm thì thời hạn là 30/07 của năm kết thúc thời gian miễn.

- Nếu kết thức thời gian miễn thuế môn bài trong 06 tháng cuối năm thì thời hạn là 30/01 của năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp như sau:

- Chấm dứt hoạt động trong 06 tháng đầu năm: chậm nhất 30/07 của năm đó.

- Chấm dứt hoạt động trong 06 tháng cuối năm: chậm nhất 30/01 năm liền kề năm hoạt động lại.

2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

2.1 Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá tình sản xuấ, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quá sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Thuế GTGT do người tiêu dùng nộp nhưng không phải người tiêu dùng trực tiếp nộp mà do người bán sản phẩm nộp thay do trong giá bán hàng hóa đã tính cả thuế GTGT.

2.2 Cách tính số thuế GTGT phải nộp

 

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

 

Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT

 

 =

Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra

 

 x

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

 

- Nếu chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT:

Những hóa đơn đặc thù như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết, trên hóa đơn có thể hiện giá đã báo gồm thuế GTGT thì kế toán phải tách thuế theo công thức:

 

 

Giá chưa thuế

 

=

Giá thanh toán (tiền bán tem, vé...)

1+ thuế suất (%)

 

=> Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán – Giá chưa thuế

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu.

2.3 Thời hạn nộp thuế

Trong trường hợp doanh nghiệp tự tính thuế GTGT thì hạn nộp thuế cũng là hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp khai theo tháng là ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp khai theo quý là ngày 30 hoặc 31 của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

3.1 Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiêp (TNDN) là loại thuế tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp.

3.2 Đối tượng chịu thuế TNDN

Thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2006 sửa đổi 2013 bao gồm:

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Thu nhập khác bao gồm:

+ Thu nhập chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng góp vốn.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá.

+ Khoản thu từ nợ phả trả không xác định được chủ.

+ Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài nước.

 

 

3.3 Mức thuế TNDN phải nộp

Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2015/TT-BTC như sau:

- Thuế suất 20% (áp dụng từ 01/01/2016).

- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wolfram, antimoan, đã quý, đất hiếm trừ dầu mỏ) áp dụng thuế suất 50%.

- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt nam là 32% đến 50%.

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư và quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật thì phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế doanh nghiệp với thuế suất là 20%.

- Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên nằm tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ – CP của chính phủ áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 40%.

3.4 Cách tính thuế TNDN

Kể từ ngày 6/8/2015 theo điều 1 Thông tư Số 96/2015/TT – BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính (sửa đổi, sửa đổi bổ dung Thông tư 78):

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

 

Thuế TNDN phải nộp

 =

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất thuế TNDn

 

- Nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:

 

Thuế TNDN phải nộp

 

=

 

(

Thu nhập tính thuế

 

-

Phần trích lập quỹ KH&CN

 

)

 

x

Thuế suất thuế TNDN

 

Trong đó:

+ Xác định thu nhập tính thuế:

 

Thu nhập tính thuế

 

=

Thu nhập chịu thuế

 

-

 

(

Thu nhập được miễn thuế

 

+

Các khoản lỗ được kết chuyển

 

)

 

* Thu nhập chịu thuế: là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh như hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

 

Thu nhập chịu thuế

 

=

 

(

Doanh thu

 

-

Chi phí được trừ

 

)

 

+

Các khoản thu nhập khác

 

* Các khoản lỗ được kết chuyển: trong trường hợp có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.

* Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản nợ trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

* Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: là doanh thu không có thuế GTGT.

* Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: là doanh thu bao gồm thuế GTGT.

4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

4.1 Khái niệm

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

 

 

4.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ vào Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14: cá nhân có thu nhập từ 11.000.000/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước. Lúc này, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

4.3 Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, thời hạn khai, nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:

- Trường hợp nộp thuế TNCN theo tháng: Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Trường hợp nộp thuế TNCN theo quý: Thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

4.4 Cách tính thuế thu nhập cá nhân

 

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế TNCN

x

Thuế suất

 

Thu nhập tính thuế TNCN

=

Thu nhập chịu thuế TNCN

-

Các khoản giảm trừ

 

 

Thu nhập chịu thuế TNCN

 

=

 

Tổng TNCN được công ty chi trả

 

-

 

Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN

 

 

- Mức thu nhập cá nhân của người lao động theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

 

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/ năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/ tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 

- Mức thuế thu nhập cá nhân của người lao động theo biểu thuế lũy tiến toàn phần

Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

 

Thu nhập tính thuế

Thuế suất (%)

Thu nhập từ đầu tư vốn

5

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

5

Thu nhập từ trúng thưởng

10

Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

10

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

20

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

0,1

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

2

 

- Giảm trừ gia cảnh:

+ Đối với bản thân: Mức giảm trừ là 11.000.000 đồng/ người/ tháng.

+ Đối với người phụ thuộc: Mức giảm trừ là 4.400.000 đồng/ người/ tháng.

Kế Toán Nhân Kiệt chuyên cung cấp các dịch vụ kế toánthành lập doanh nghiệpgiấy phép kinh doanhđăng ký nhãn hiệuchữ ký số,... liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

 

 

NG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN NHÂN KIỆT

Mã số thuế: 0313102419

Địa chỉ: 29 Đường Số 9, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Điện thoại: 0903 269 239 – 0976 531 567

Email: ketoannhankiet@gmail.com

Website: ketoannhankiet.com

 

Lê Thế Chung CEO Kế Toán Nhân Kiệt

Kính chào quý khách !

Tôi tên Lê Thế Chung là nhà sáng lập và điều hành của CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN NHÂN KIỆT.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, tôi thấu hiểu những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường gặp phải về những vấn đề liên quan đến kế toán, sổ sách, khai báo thuế, BHXH..., Chính vì vậy Nhân Kiệt được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ những khách hàng giải quyết các khó khăn trên.

Nhân Kiệt luôn sẵn sàng đồng hành với quý khách trong suốt quá trình hoạt động và cam kết về chất lượng dịch vụ, vì vậy quý khách hoàn toàn có thể an tâm khi hợp tác với chúng tôi.

Rất mong được hợp tác với quý khách !

 

Chia sẻ:
Copyright © 2022 - KẾ TOÁN NHÂN KIỆT. All rights reserved. Design by i-web.vn