Nên thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần

Thứ 3, 12/11/2024

Lê Thế Chung

203

12/11/2024, Lê Thế Chung

203

Khi quyết định thành lập doanh nghiệp, lựa chọn loại hình công ty phù hợp là một trong những bước quan trọng đầu tiên. Ở Việt Nam, Công ty TNHH (Trách nhiệm Hữu hạn) và Công ty Cổ phần là hai loại hình phổ biến với những ưu, nhược điểm riêng. Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh hai loại hình công ty để từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh của mình.

1. Thành lập công ty TNHH

Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viêncông ty TNHH hai thành viên trở lên. Có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn với số vốn mình góp.

- Tư cách pháp nhân của công ty TNHH

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân, tài sản độc lập, trự sở riêng, con dấu riêng và tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không phụ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.

- Trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm cho các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào. Tạo sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp, đảm bảo sự an toàn cho những người tham gia kinh doanh.

- Huy động vốn và phát hành trái phiếu.

Công ty TNHH có thể huy động vốn thông qua vay vốn, từ tín dụng cá nhân hoặc tổ chức, phát hành trái phiếu.

- Thành viên góp vốn

Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hay tổ chức, sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty.

 

 

Công ty TNHH một thành viên chỉ có một thành viên góp vốn làm chủ toàn bộ công ty. Để tăng thành viên góp vốn, phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có ít nhất 2 thành viên và tối đa 50 thành viên góp vốn. Nếu muốn có số thành viên góp vốn nhiều hơn 50 thì phải chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Xem thêm dịch vụ kế toán tại quận Bình Tân

2. Ưu nhược điểm của công ty TNHH

2.1 Ưu điểm của công ty TNHH

- Đối với các khoản nợ, thành viên tham gia chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn của công ty TNHH.

- Có tư cách pháp nhân.

- Có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

- Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

Xem thêm dịch vụ kế toán tại quận 6

2.2 Nhược điểm của công ty TNHH

- Hạn chế số lượng thành viên tham gia.

- Hạn chế về mặt huy động vốn do không thể phát hành cổ phiếu.

- Công ty TNHH không được phép phát hành chứng khoán dưới những hình thức như chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

Xem thêm dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại quận 12

3. Phân biệt công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên

 

Đặc điểm so sánh

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Số lượng thành viên

Do một cá nhân hay một tổ chức góp vốn và làm chủ sở hữu.

Do nhiều thành viên là cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn và làm chủ sở hữu. Số lượng thành viên trên 2 và không vượt quá 50.

Vốn điều lệ

Công ty TNHH tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

Lưu ý: Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần góp vốn của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần

- Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau:

+ Tăng vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

- Công ty có thể giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thanh viên.

Quyền chuyển nhượng góp vốn

Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty.

Thành viên của công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại.

Các thành viên còn lại có quyền ưu tiên mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán và sau đó nếu các thành viên còn lại không mua, thành viên đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào bán cho các thành viên còn lại.

 

Cơ cấu tổ chức

- Không bắt buộc phải có Hội đồng thành viên.

- Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trách nhiệm đối với vốn góp

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Ưu điểm

- Chủ sở hữu được toàn quyền quyết định những công việc liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có thể được thành lập bởi 1 cá nhân.

- Quy định chuyển nhượng rất chặt chẽ.

- Cơ cấu tổ chức linh động.

- Có tư cách pháp nhân.

- Ít rủi ro cho người góp vốn vì các thành viên tham gia chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến công ty trong phạm vi số vốn góp.

- Việc quản lý điều hành công ty không có nhiều khó khăn.

- Chế độ chuyển nhượng điều chỉnh chặt chẽ bởi công ty hạn chế sự thâm nhập của người lạ. Thành viên muốn chuyển nhượng ưu tiên chuyển nhượng cho những thành viên còn lại của công ty.

Nhược điểm

- Không được phát hành cổ phiếu.

- Không thể rút vốn một cách trực tiếp.

- Không thể huy động thêm vốn góp, nếu muốn phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

- Tiền lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

- Số lượng thành viên bị hạn chế.

- Tăng giảm vốn điều lệ phải thông báo đến cơ quan Đăng ký kinh doanh.

- Không được phát hành cổ phần.

- Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức của công ty.

 

4. Thành lập công ty cổ phần

- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

 + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp;

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

 

 

5. So sánh công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần

5.1 Giống nhau

- Đều có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Đều chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Đều được phát hành trái phiếu.

- Thời hạn góp vốn: trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Thành viên/cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

- Có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện pháp luật.

- Số vốn góp không đủ và không đúng hạn được coi là khoản nợ đối với công ty.

Xem thêm dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại quận Bình Tân

5.2 Khác nhau

 

Đặc điểm so sánh

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần

Số lượng

Tối thiểu 2 và tối đa 50 thành viên.

Tối thiểu từ 3 người và không có giới hạn tối đa.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau mà tính theo tỷ lệ % vốn góp.

Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được thể hiên dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu.

Vốn góp

Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải góp đủ các tài sản như đã cam kết và được sự đồng ý của các thành viên trong công ty nếu góp bằng tài sản khác.

Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải góp đủ các tài sản như đã cam kết. Các cổ đông sáng lập phải đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần, số còn lại có thể huy động bằng cách phát hành cổ phiếu.

Cơ cấu tổ chức

Hội đồng thành viên

- Chủ tịch Hội đồng thành viên

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Ban kiểm soát (công ty phải có ít nhất 11 thành viên trở lên).

Loại hình này có 2 cơ cấu:

- Cơ cấu 1:

+ Đại hội đồng cổ đông

+ Hội đồng quản trị

+ Giám đốc hoặc tổng giám đốc.

+ Ban kiểm soát.

(Trường hợp có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát)

- Cơ cấu 2:

+ Đại hội đồng cổ đông.

+ Hội đồng quản trị.

+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

(Ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty)

Chuyển nhượng vốn

Các thành viên có quyền chuyển nhượng vốn thông qua hình thức sau:

- Mua lại vốn góp: Thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần góp vốn của mình. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

- Chuyển nhượng phần vốn góp: Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình cho người khác (nếu thành viên trong công ty không mua)

Có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (Trừ trường hợp ba năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty)

 

6. Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?

Việc lựa chọn giữa Công ty TNHH và Công ty Cổ phần phụ thuộc vào mục tiêu và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp:

- Nếu bạn là cá nhân hoặc nhóm nhỏ muốn khởi nghiệp và không có nhu cầu huy động vốn lớn, Công ty TNHH có thể là lựa chọn tối ưu.

- Nếu bạn có kế hoạch phát triển quy mô lớn hơn và muốn huy động vốn từ công chúng, Công ty Cổ phần sẽ phù hợp hơn vì khả năng phát hành cổ phiếu và huy động vốn linh hoạt.

7. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tái Kế Toán Nhân Kiệt

Cả Công ty TNHH và Công ty Cổ phần đều có những đặc điểm riêng biệt và ưu nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn loại hình phù hợp sẽ giúp bạn xây dựng nền móng vững chắc cho doanh nghiệp và dễ dàng đạt được các mục tiêu kinh doanh. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về cấu trúc, khả năng huy động vốn và quyền quản lý để đưa ra quyết định sáng suốt.

Quý khách đang quan tâm cần tư vấn về pháp lý thành lập doanh nghiệp hay dịch vụ kế toán cũng như chi phí thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Nhân Kiệt theo thông tin bên dưới hoặc kéo xuống đến cuối trang điền thông tin vào “ĐĂNG KÝ TƯ VẤN” để được hỗ trợ.

 

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN NHÂN KIỆT

Mã số thuế: 0313102419

Địa chỉ: 23 Đường Số 4, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Điện thoại: 0903 269 239 – 0976 531 567 

Email: ketoannhankiet@gmail.com

Website: ketoannhankiet.com

 

 

 

Lê Thế Chung CEO Kế Toán Nhân Kiệt

Kính chào quý khách !

Tôi tên Lê Thế Chung là nhà sáng lập và điều hành của CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN NHÂN KIỆT.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, tôi thấu hiểu những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường gặp phải về những vấn đề liên quan đến kế toán, sổ sách, khai báo thuế, BHXH..., Chính vì vậy Nhân Kiệt được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ những khách hàng giải quyết các khó khăn trên.

Nhân Kiệt luôn sẵn sàng đồng hành với quý khách trong suốt quá trình hoạt động và cam kết về chất lượng dịch vụ, vì vậy quý khách hoàn toàn có thể an tâm khi hợp tác với chúng tôi.

Rất mong được hợp tác với quý khách !

 

Chia sẻ:
Copyright © 2022 - KẾ TOÁN NHÂN KIỆT. All rights reserved. Design by i-web.vn