Thứ 3, 09/07/2024
Lê Thế Chung
733
09/07/2024, Lê Thế Chung
733
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi quan trọng của nữ lao động khi đóng bảo hiểm xã hội. Vậy điều kiện cũng như quyền lợi được hưởng gồm những gì? Hôm nay, hãy cùng Nhân Kiệt tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng bao gồm cả lao động nam và nữ trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm đảm bảo, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, lao động nam khi có vợ sinh con.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ đang mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biên pháp triệt sản;
- Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con;
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau
- Lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Đối với lao động nam thì đảm bảo điều kiện là phải đang đóng BHXH và có vợ đang sinh con.
Người lao động được hưởng chế độ phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động quy định đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian trước khi sinh con.
Căn cứ theo Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội quy định chi tiết thời gian hưởng chế độ BHTS như sau:
- Lao động nữa được nghỉ việc để khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Khi sẩy thai, nạo, hút, thao chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữa được nghỉ việc hưởng chế độ như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi
- 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian hưởng chế độ sinh con theo quy định như trong bảng sau:
|
Điều kiện |
Thời gian nghỉ |
Lao động nữ |
Trước và sau khi sinh con |
6 tháng |
Trước khi sinh |
Tối đa không quá 2 tháng |
|
Sinh đôi trở lên |
Tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng |
|
Lao động là nam |
|
5 ngày làm việc |
Sinh con phải phẫu thuật/ sinh con dưới 32 tuần tuổi |
7 ngày làm việc |
|
Sinh đôi |
10 ngày làm việc |
|
Sinh ba trở lên |
Cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày |
|
Sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật |
14 ngày nghỉ làm việc |
Lưu ý:
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên.
Ngoài ra:
- Trường hợp sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ 4 tháng tính từ ngày sinh con.
- Nếu con từ 3 tháng trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động sẽ được hưởng các ngày nghỉ theo quy định.
- 7 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai.
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Mức trợ cấp một lần khi sinh con = 2.340.000 x 2 = 4.680.000 VNĐ
Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quần tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)
Mức hưởng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ x 6 tháng.
Trường hợp chưa đóng đủ 6 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân của các tháng đã đóng.
- Trường hợp người lao động tham gia đóng BHXH đủ 6 tháng thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Trường hợp người lao động chưa đóng BHXH đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản tính như sau:
Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quần tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ/24).
* Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết thì bố hoặc người trực tiếp tuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
- Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quần tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = tiền thai sản 1 tháng/30.
* Trường hợp cả bố và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau sinh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản còn lại của mẹ.
- Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quần tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = tiền thai sản 1 tháng/30.
* Chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì bố hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
- Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = tiền thai sản 1 tháng/30.
* Cả bố và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
- Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quần tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = tiền thai sản 1 tháng/30.
* Chỉ có bố tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng.
- Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người bố.
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 1 tháng/30.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chế độ thai sản và quyền lợi của mình. Nếu còn băn khoăn thắc mắc đừng ngại chia sẻ cho Nhân Kiệt nhé!
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN NHÂN KIỆT
Mã số thuế: 0313102419
Địa chỉ: 29 Đường Số 9, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Điện thoại: 0903 269 239 – 0976 531 567
Email: ketoannhankiet@gmail.com
Website: ketoannhankiet.com